Tên thường gọi: Cưa vòng lượn, cưa vòng mộc, cưa lọng.
Tên tiếng Anh: Cutting band saw machine
Cấu tạo cưa:
Lưỡi cưa:
Lưỡi cưa có kích thước chiều dày từ 0,4-0,8 mm; chiều rộng từ 5- 50 mm; lưỡi cưa là bản thép mỏng một cạnh có các răng cưa, lưỡi cưa hiện có hai loại phổ biến là loại lưỡi cưa thông dụng (đỉnh răng được mài và bóp me) và loại lưỡi cưa gắn hợp kim (đỉnh răng được gắn một lớp kim loại cứng tạo độ mở cho lưỡi cưa). Thông số góc của lưỡi cưa được thể hiện tại bảng 1
Bảng 1. Thông số góc của lưỡi cưa theo từng loại gỗ.
Loại gỗ | Góc sau an | Góc mài bn | Góc trước gn | Góc cắt dn |
Gỗ cứng | 20o – 25o | 40o – 45o | 20o – 30o | 60o – 70o |
Gỗ mềm | 25o – 30o | 45o – 50o | 10o – 20o | 70o – 80o |
Chiều dài lưỡi cưa chọn theo công thức:
Lmax = Hmax + Pi.D
Trong đó: Hmax là khoảng cách lớn nhất giữa hai tâm bánh đà, đơn vị là mét; D là đường kính bánh đà, đơn vị là mét; Pi = 3,14.
Lực căng cưa: Để cưa làm việc ổn định, chất lượng mạch xẻ tốt thì ứng suất căng cưa cần đạt σ = 1,5 MPa. Lực căng cưa cho một nhánh lưỡi cưa:
F = σ. Sb (N)
Ở đây S- chiều dày bản cưa, mm; b- bề rộng cưa theo các phần lõm các răng cưa, mm (bề rộng tính đến hầu cưa, không phải tính đến đỉnh răng cưa)
Lưu ý chung:
+ Cơ cấu định vị lưỡi cưa phải căn chính đúng khoảng cách đảm bảo sự ổn định cho lưỡi cưa, tránh trường hợp áp quá sát làm cho lưỡi cưa bị nóng do lực ma sát gây đứt cưa hoặc quá xa làm mất tác dụng của cơ cấu này; khoảng cách hợp lý nên chọn là: 0-0,5 mm
+ Đóng nắp bảo vệ khi chạy máy; Trường hợp đứt lưỡi cưa phải dùng hệ thống phanh khẩn cấp.
0 Nhận xét